Một số thông tin cơ bản về tia cực tím

Tia cực tím hay còn gọi là Ultraviolet (UV) trong tự nhiên được tạo ra từ bức xạ điện từ của mặt trời.

Khi quan tâm đến ảnh hưởng của tia cực tím lên sức khỏe con người và môi trường, thì phổ của tia cực tím chia ra làm các phần: UV-A (380-315 nm), hay gọi là sóng dài hay "ánh sáng đen"; UV-B (315-280 nm) gọi là bước sóng trung bình; và UV-C (ngắn hơn 280 nm) gọi là sóng ngắn hay có tính tiệt trùng.

Dạng phổ biến nhất là tia UVA, có bước sóng từ 315-400nm, dài nhất trong dải tia cực tím, không bị hấp thụ bởi tầng ozone. Tia UVA cũng còn được gọi một cách dân dã là “Ánh sáng đen”.

UVB là tia cực tím có bước sóng tầm trung, từ 280-315nm. Tia UVB bị hấp thụ phần lớn tại tầng ozone. Tia UVB là nguyên nhân chính gây nên bỏng nắng, kích ứng da và ung thư da. Cũng có tác dụng tốt là giúp tổng hợp vitamin D trong cơ thể con người

Tia UVC có bước sóng ngắn nhất trong dải UV, từ 100 – 280nm. Tia UVC bị hấp thụ hoàn toàn bởi tầng Ozone. Do đó, cách để người ta thu được tia UVC là sử dụng khoa học và công nghệ để tạo ra các loại đèn UVC. Các đèn UVC có thể tạo ra cường độ bức xạ UVC cao và tập trung hơn nhiều so với trong tự nhiên.

Toàn bộ dãy quang phổ của tia cực tím đều có thể tiêu diệt hoặc làm bất hoạt vi sinh vật. Tuy nhiên, tia UVC đưa lại hiệu quả cao nhất. Do vậy, đèn UV-C được sử dụng trong các ứng dụng khử khuẩn phổ biến hơn nhiều so với đèn UV-B và UV-A.

WEBSITE CHÍNH THỨC CỦA BLUEZEIZ © COPYRIGHT 2018. ALL RIGHTS RESERVED